Phong tục và văn hóa giao tiếp của người Đài Loan

Phong tục và văn hóa giao tiếp của người Đài Loan

Lãnh thổ Đài Loan có tổng diện tích 38000km2 gồm một quần đảo nằm ở phía Đông Nam Trung Quốc, trong đó Đài Loan là đảo lớn nhất, cách Trung Quốc khoảng 160 km, cách Philippin 350km về phía Nam và cách Nhật Bản 1070km về phía Bắc.

1. Văn hóa Đài Loan

   Là một sự pha trộn của nhiều dòng khác nhau, kết hợp chặt chẽ với các yếu tố của văn hóa cổ truyền Trung Hoa, vốn là nguồn gốc lịch sử và dân tộc của đa số cư dân hiện nay, văn hóa Nhật Bản, tín ngưỡng Khổng Tử và các sắc màu đến từ Phương Tây.

2. Ngôn ngữ

   Ngoài tiếng Trung Quốc phổ thông được sử dụng rộng rãi và được xem là quốc ngữ, chữ viết là chữ Hán.Vài bộ phận nhỏ người Đài Loan còn sử dụng tiếng Mẫn Nam (tiếng Phúc Kiến), tiếng Cao Sơn hay thổ ngữ Hakka.

3. Phong tục tập quán

   Tập quán sinh hoạt của người Đài Loan không cầu kỳ, có nhiều nét tương đồng gần gũi với sinh hoạt của người Việt Nam. Các món ăn không quá khác biệt so với món ăn Việt Nam. Bữa sáng, ăn nhanh và đơn giản; bữa trưa ăn nhiều, không uống rượu bia trong bữa sáng và bữa trưa.

   Người Đài Loan rất hiếu khách, họ tiếp đón nhiệt tình khách từ nơi xa đến. Một trong những sự hiếu khách mà bạn có thể gặp là được dự bữa tiệc đối với rất nhiều bạn bè mới với thức ăn ngon và rượu. Về cơ bản, có hai nguyên tắc cần quan sát, thứ nhất là nụ cười – là cách thân mật để thoát ra khỏi mọi tình huống bất tiện sau đó, thậm chí du khách có sơ suất làm đổ rượu ra áo của chủ nhà, nụ cười sẽ làm cho chủ nhà chắc chắn rằng bận chỉ sơ ý mà thôi. Thứ hai là hãy làm như chủ nhà làm. Nếu chủ nhà chúc rượu bằng tiếng Đài Loan thì du khách không ngại gì mà chúc lại bằng tiếng mẹ đẻ của mình. Tuy nhiên, nếu chủ nhà chúc bạn rượu và uống hết cốc, bạn không uống được hết thì cứ thoải mái mà nhấm nháp. Tương tự, những món ăn mà du khách không thích thì không bắt buộc bạn phải ăn.

   Ngoài ra nét tương đồng còn thể hiện như: thời gian tính cả dương lịch và âm lịch, có phong tục cúng lễ , đốt hương và vàng mã vào ngày rằm, mùng 1 và các ngày tết, ngày giỗ thờ cúng tổ tiên. Trong một gia đình thường sống chung các thế hệ ông bà, cha mẹ và con cháu. Người Đài Loan có thói quen uống trà nóng trong các tách nhỏ và hay ăn trầu.

Phong tục ở Đài Loan rất gần gũi với phong tục của Việt Nam, tiêu biểu nhất là các lễ hội. Hàng năm đều có các lễ hội lớn như: Tết Âm lịch, Tết Nguyên tiêu, Tết Thanh minh, Tết Đoan ngọ, Tết Thất tịch, Tết Trung nguyên, Tết Trung thu, Tết Đông chí…

Những ngày lễ bạn có thể ghi nhớ để cùng thưởng thúc những nét đẹp trong các ngày lễ ở đất nước này

Tết Nguyên tiêu (còn gọi là Tết Đăng tiết hay tết nhỏ) diễn ra vào ngày 15 tháng giêng âm lịch.
Tết Đoan ngọ:  vào ngày 5 tháng 5 âm lịch, người Đài Loan tổ chức tết Đoan ngọ khắp mọi nơi.
Tết Thất tịch: ngày 7 tháng 7 hàng năm được coi là ngày Tết tình nhân của người Trung Quốc.
Tết Trung thu: diễn ra vào ngày rằm tháng 8 âm lịch là ngày sinh của thần mặt Trăng, trăng tròn và sáng nhất năm.
Tết Đông chí: được tổ chức vào ngày 22 và 23 tháng 12 dương lịch hàng năm, đây là ngày đông chí, đêm dài nhất và ngày ngắn nhất trong năm. Người dân Đài Loan ăn tết tượng trưng cho sự sum họp gia đình.

4. Cách ăn mặc

   Thời trang là một vấn đề rất được chú trọng đối với người Đài Loan. Khi giao tiếp với họ, ăn mặc lịch sự, đúng cách sẽ tạo được nhiều thiện cảm hơn. Là một đất nước coi trọng văn hóa truyền thống, nhưng các xu hướng hiện đại cũng phát triển tại Đài Loan. Các trung tâm mua sắm lớn, chuỗi cửa hàng bách hóa, khu vui chơi giải trí, nhà hàng, nhà sách… rải dài từ bắc vào nam. Mua sắm ở đây chắc chắn sẽ làm phong phú thêm kinh nghiệm đi du lịch của bạn.

   Theo quan niệm của người Đài Loan thì màu đỏ, trắng, đen là các màu nên tránh trong trang phục thường ngày, vì theo người Đài Loan, trắng đen là màu tang tóc, không may mắn, còn màu đỏ là màu của “hỉ sự”, thường ngày cũng không nên mặc. Trang phục đối với người phụ nữ rất quan trọng, ăn mặc quá sơ sài thường bị coi là biểu biện của tính cách nghèo nàn, lạc hậu.

5. Tiền tệ:
   Tiền Đài Loan có tên là đồng Đài tệ(NT$) gồm tiền giấy và tiền kim loại, dễ chuyển sang Đô la Mỹ (USD) và các ngoại tệ khác tại ngân hàng.

6. Dân số:
   Theo thống kê năm 2000 dân số của Đài Loan rơi vào khoảng 25 triệu người .
Có khoảng 59% dân số Đài Loan sinh sống ở 4 thành phố lớn là Đài Bắc, Cao Hùng, Đài Trung và Đài Nam. Đài Bắc và Cao Hùng là 2 thành phố có dân số đông nhất
Ngôn ngữ chính sử dụng là tiếng Hoa phổ thông và tiếng địa phương là tiếng Đài Loan. Chữ viết thường sử dụng là chữ Hán.

7. Kinh tế:
   Đài Loan là nước có nền công nghiệp phát triển hiện đại, có nhiều tập đoàn công nghiệp lớn, ngoài ra còn có khoảng 80.000 xí nghiệp vừa và nhỏ, chiếm 98% tổng số xí nghiệp tại Đài Loan, đạt 50% tổng giá trị sản xuất công nghiệp và 60% tổng giá trị sản phẩm xuất khẩu. Các xí nghiệp vừa và nhỏ đã góp phần tạo nên sự tăng trưởng kinh tế của Đài Loan trong suốt 40 năm qua và cũng là nơi sử dụng lao động nước ngoài nhiều nhất. Mức thu nhập bình quân theo đầu người là 14.000USD/năm, xếp thứ 25 trên thế giới.

8. Khí hậu

   Cũng giống Việt Nam khí hậu  Đài Loan gồm có 4 mùa, mùa xuân từ tháng 3 đến tháng 4, mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9, mùa thu từ tháng 10 đến tháng 11, mùa đông từ tháng 12 đến tháng 2. Đài Loan thuộc vùng khí hậu cận nhiệt đới, với nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng từ 250c đến 280c. Phía Bắc Đài Loan thường có mưa lớn từ cuối tháng 10 tới tháng 3. Phía Nam khí hậu nóng hơn phía Bắc, mùa hè thường có gió mùa Tây Nam kèm theo mưa. Vào các tháng 7,8 và 9 ở Đài Loan thường có bão. Khí hậu ở Đài Loan tương đối giống Việt Nam nên khi lao động qua làm việc sẽ dễ thích nghi hơn nhiều so với các nước khác .

9. Phong cách giao tiếp khi làm việc:
   Người Đài Loan rất hiếu khách, nhiệt tình, niềm nở trong giao tiếp.
   Khi gặp nhau họ thường cúi đầu chào bắt tay. Luôn nói lời “cám ơn” khi được người khác chỉ dẫn hoặc giúp đỡ và nói lời “xin lỗi” khi có sơ suất hay phiền hà người khác. Trong giao tiếp thường hay nói to, ít để bụng hoặc chấp vặt lẫn nhau.

   Lao động nước ngoài khi tiếp xúc với chủ, tiếp thu công việc nếu có điều gi chưa rõ hoặc chỉ nghe loang thoáng nhất thiết phải hỏi lại. Khi chưa hiểu rõ tuyệt đối không được tự ý làm nhằm tránh sai sót hoặc làm hỏng, gây khó chịu cho chủ và sự khó xử cho cả hai bên nên khi sang Đài làm việc bạn cần học tiếng và hiểu tiếng Đài để tránh trường hợp bạn và chủ lao động không hiểu ý nhau và khó hợp tác trong công việc

9. Một số quy tắc giao tiếp ứng xử

Chào hỏi:

   Không nên bắt tay chặt, mà lỏng tay hoặc nhẹ nhàng. Chào hỏi người có chức quyền cao nhất trước chứ không chào hỏi phụ nữ trước. Khi giới thiệu người khác với ai đó thì không bao giờ được phép dùng ngón tay trỏ chỉ về người đó, rất không Lịch sự, tốt nhất là dùng cả bàn tay đã được ngả lòng ra rồi chỉ về phía người đó.

Làm quen:

   Khi gặp gỡ làm quen có thể hỏi những chuyện liên quan đến cá nhân như có vợ chồng chưa, mấy con, thậm chí cả về mức lương. Nếu được hỏi như vậy thì bạn không nên lảng tránh trả lời. Chủ đề trao đổi khi gặp gỡ làm quen nên là thể thao, tốt nhất là bóng đá, tuyệt đối không nên đề cập tới các chủ đề về chính trị, không nên có lời phê phán.

Đàm phán:

   Đàm phán với người Đài Loan không đơn giản và thường kéo dài. Ban đầu thường là một bữa tiệc kéo dài mà trong đó không bàn về chuyện làm ăn mà để dành đến cuối bữa. Nếu không đi đến nhất trí thì bạn cũng đừng bực bội mà hãy cố vui vẻ và quả quyết là rất quan tâm tới việc đạt được sự nhất trí với nhau để hợp tác kinh doanh. Thường sau đó vài ngày sẽ có được chuyển biến tích cực.

Số 4:

Người Đài Loan kiêng số 4. Bạn không được tặng cái gì có liên quan đến con số này.

Trao danh thiếp:

   Bạn nhớ luôn mang danh thiếp theo, trao và nhận bằng cả hai tay, nhớ đọc danh thiếp nhận được rồi mới cất đi.

Ăn tiệc:

   Không được lấy đũa gõ vào bát bởi đó là hành vi của những kẻ ăn mày. Không bao giờ được cắm đũa vào bát cơm vì chỉ có cơm cúng người chết mới làm như vậy.

Khi ăn tiệc ở chỗ người Đài Loan, bạn không nên ngại những tiếng động do ăn uống gây nên. Người Đài Loan coi đó là dấu hiệu khách ăn ngon.

Khi được mời đến dự tiệc, người Đài Loan thường lịch sự dụt dè, bạn phải thường xuyên mời họ ăn uống, rót đồ uống (rượu, bia) thường phải đầy cốc, nếu không có người phục vụ thì nam giới rót đồ uống cho phụ nữ, cấp trên rót cho cấp dưới.

Quà tặng:

   Tặng quà là thông lệ bình thường, có thể tặng hoa quả, bánh ngọt hay đồ uống có rượu, nhưng không được phép tặng đồng hồ. Nếu được người Đài Loan tặng quà thì không được mở gói quà trước mặt người tặng.

Ở khách sạn:

   Nên ở trong khách sạn từ hạng trung trở lên vì nhận biết đối tác thuộc đẳng cấp nào là chuyện rất quan trọng ở Đài Loan. Câu hỏi rất hay gặp phải ở Đài Loan là bạn ở khách sạn nào.

Thủ tục của visa diện thăm thân nhân

X

Hỗ trợ trực tuyến